welcome to forum Cuộc Sống Muôn Màu
Chào mừng bạn đến với "cuộc sống muôn mầu"
=> Click "Đăng nhập": để nhập vào Forum
=> Click "Đăng kí": để trở thành Member của Forum
=> Click "Do Not Display Again": để hệ thống này không hiện nữa
*Khách ghé thăm chỉ có thể xem toàn bộ tựa đề bài viết trong Forum.
*Bạn là "New Members". Xin ghé sang phần "Hướng dẫn sử dụng" để tìm hiểu thêm các chức năng của Forum
welcome to forum Cuộc Sống Muôn Màu
Chào mừng bạn đến với "cuộc sống muôn mầu"
=> Click "Đăng nhập": để nhập vào Forum
=> Click "Đăng kí": để trở thành Member của Forum
=> Click "Do Not Display Again": để hệ thống này không hiện nữa
*Khách ghé thăm chỉ có thể xem toàn bộ tựa đề bài viết trong Forum.
*Bạn là "New Members". Xin ghé sang phần "Hướng dẫn sử dụng" để tìm hiểu thêm các chức năng của Forum
welcome to forum Cuộc Sống Muôn Màu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

welcome to forum Cuộc Sống Muôn Màu

đến với forum của chúng tôi bạn sẽ được chia sẻ về tình bạn và kết bạn 4 phương
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Top posters
114 Số bài - 25%
phamthao212
84 Số bài - 19%
thiendjanb
75 Số bài - 17%
kold_heart_1912
68 Số bài - 15%
quangdung92
30 Số bài - 7%
Linh sjtrum
26 Số bài - 6%
hoangvanhuan
19 Số bài - 4%
nguyenhoangtranglinh
12 Số bài - 3%
phamduccao
11 Số bài - 2%
truong phuong
10 Số bài - 2%
timmotnua
Các bài gửi mới nhấtNgười gửi cuối
mcp180487
mcp180487
mcp180487
mcp180487
gaaraphuc
nhim_love26
nhim_love26
nhim_love26
Linh sjtrum
Linh sjtrum
Cfviet Người yêu cầu: quangdung92
Cfviet Vào lúc: Fri Sep 09, 2011 7:49 pm
Cfviet Gửi đến: phamthao212
Cfviet Người yêu cầu: quangdung92
Cfviet Vào lúc: Fri Sep 09, 2011 7:49 pm
Cfviet Gửi đến: »phamthao212
Cfviet Người yêu cầu: thiendjanb
Cfviet Vào lúc: Tue Aug 16, 2011 9:40 pm
Cfviet Gửi đến: »phamthao212
Cfviet Người yêu cầu: thiendjanb
Cfviet Vào lúc: Tue Aug 16, 2011 9:29 pm
Cfviet Gửi đến: »phamthao212

Cfviet Bạn muốn yêu cầu ca khúc? Click Click

rất là hài:))
Dán đoạn mã bạn nhìn thấy vào đây!
Dán đoạn mã flash bài hát vào đây!chúc mọi người ngày mới tốt đẹp
Nội dung thông điệp

Share | 
 

 Tổng hợp các khái niệm cơ bản trong công nghệ Laptop

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
quangdung92
Trung học cơ sỏ
Trung học cơ sỏ
quangdung92

Tổng số bài gửi : 68
Points : 196
Reputation : 0
Join date : 10/03/2011

Tổng hợp các khái niệm cơ bản trong công nghệ Laptop  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổng hợp các khái niệm cơ bản trong công nghệ Laptop    Tổng hợp các khái niệm cơ bản trong công nghệ Laptop  EmptyTue Apr 19, 2011 11:59 pm


Các chuẩn mạng Wi-Fi

Trong lúc Hiệp hội Wi-Fi (Wi-Fi Alliance), các tổ chức và các nhà sản xuất đang cùng bàn thảo để cho ra đời các đặc tả kỹ thuật cuối cùng cho chuẩn 802.11n đầy hứa hẹn, chúng ta cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của các chuẩn Wi-Fi. Hiểu rõ các đặc điểm của từng chuẩn, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn, để chọn lựa cho mình một sản phẩm "ưng ý" hơn, phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng và túi tiền. Sau đây là các chuẩn Wi-Fi thời "khai sinh" đến nay.

802.11

Năm 1997, Viện kỹ sư điện và điện tử (IEEE- Institute of Electrical and Electronics Engineers) đưa ra chuẩn mạng nội bộ không dây (WLAN) đầu tiên – được gọi là 802.11 theo tên của nhóm giám sát sự phát triển của chuẩn này. Lúc này, 802.11 sử dụng tần số 2,4GHz và dùng kỹ thuật trải phổ trực tiếp (Direct-Sequence Spread Spectrum-DSSS) nhưng chỉ hỗ trợ băng thông tối đa là 2Mbps – tốc độ khá chậm cho hầu hết các ứng dụng. Vì lý do đó, các sản phẩm chuẩn không dây này không còn được sản xuất nữa.

802.11b

Từ tháng 6 năm 1999, IEEE bắt đầu mở rộng chuẩn 802.11 ban đầu và tạo ra các đặc tả kỹ thuật cho 802.11b. Chuẩn 802.11b hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, ngang với tốc độ Ethernet thời bấy giờ. Đây là chuẩn WLAN đầu tiên được chấp nhận trên thị trường, sử dụng tần số 2,4 GHz. Chuẩn 802.11b sử dụng kỹ thuật điều chế khóa mã bù (Complementary Code Keying - CCK) và dùng kỹ thuật trải phổ trực tiếp giống như chuẩn 802.11 nguyên bản. Với lợi thế về tần số (băng tần nghiệp dư ISM 2,4GHz), các hãng sản xuất sử dụng tần số này để giảm chi phí sản xuất.

Nhưng khi đấy, tình trạng "lộn xộn" lại xảy ra, 802.11b có thể bị nhiễu do lò vi sóng, điện thoại “mẹ bồng con” và các dụng cụ khác cùng sử dụng tần số 2,4GHz. Tuy nhiên, bằng cách lắp đặt 802.11b ở khoảng cách hợp lý sẽ dễ dàng tránh được nhiễu. Ưu điểm của 802.11b là giá thấp, tầm phủ sóng tốt và không dễ bị che khuất. Nhược điểm của 802.11b là tốc độ thấp; có thể bị nhiễu bởi các thiết bị gia dụng.

802.11a

Song hành với 802.11b, IEEE tiếp tục đưa ra chuẩn mở rộng thứ hai cũng dựa vào 802.11 đầu tiên - 802.11a. Chuẩn 802.11a sử dụng tần số 5GHz, tốc độ 54Mbps tránh được can nhiễu từ các thiết bị dân dụng. Đồng thời, chuẩn 802.11a cũng sử dụng kỹ thuật trải phổ khác với chuẩn 802.11b - kỹ thuật trải phổ theo phương pháp đa phân chia tần số trực giao (Orthogonal Frequency Division Multiplexing-OFDM). Đây được coi là kỹ thuật trội hơn so với trải phổ trực tiếp (DSSS). Do chi phí cao hơn, 802.11a thường chỉ được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp, ngược lại, 802.11b thích hợp hơn cho nhu cầu gia đình. Tuy nhiên, do tần số cao hơn tần số của chuẩn 802.11b nên tín hiện của 802.11a gặp nhiều khó khăn hơn khi xuyên tường và các vật cản khác.

Do 802.11a và 802.11b sử dụng tần số khác nhau, hai công nghệ này không tương thích với nhau. Một vài hãng sản xuất bắt đầu cho ra đời sản phẩm "lai" 802.11a/b, nhưng các sản phẩm này chỉ đơn thuần là cung cấp 2 chuẩn sóng Wi-Fi cùng lúc (máy trạm dùng chuẩn nào thì kết nối theo chuẩn đó).

Ưu điểm của 802.11a: tốc độ nhanh; tránh xuyên nhiễu bởi các thiết bị khác. Nhược điểm của 802.11a là giá thành cao; tầm phủ sóng ngắn hơn và dễ bị che khuất.

802.11g

Năm 2002 và 2003, các sản phẩm WLAN hỗ trợ chuẩn mới hơn được gọi là 802.11g nổi lên trên thị trường; chuẩn này cố gắng kết hợp tốt nhất 802.11a và 802.11b. 802.11g hỗ trợ băng thông 54Mbps và sử dụng tần số 2,4GHz cho phạm vi phủ sóng lớn hơn. 802.11g tương thích ngược với 802.11b, nghĩa là các điểm truy cập (access point –AP) 802.11g sẽ làm việc với card mạng Wi-Fi chuẩn 802.11b...

Tháng 7/2003, IEEE phê chuẩn 802.11g. Chuẩn này cũng sử dụng phương thức điều chế OFDM tương tự 802.11a nhưng lại dùng tần số 2,4GHz giống với chuẩn 802.11b. Điều thú vị là chuẩn này vẫn đạt tốc độ 54Mbps và có khả năng tương thích ngược với chuẩn 802.11b đang phổ biến.

Ưu điểm của 802.11g: tốc độ nhanh, tầm phủ sóng tốt và không dễ bị che khuất. Nhược điểm của 802.11g là giá cao hơn 802.11b; có thể bị nhiễu bởi các thiết bị gia dụng.

802.11n

Chuẩn Wi-Fi mới nhất trong danh mục Wi-Fi là 802.11n. 802.11n được thiết kế để cải thiện tính năng của 802.11g về tổng băng thông được hỗ trợ bằng cách tận dụng nhiều tín hiệu không dây và anten (gọi là công nghệ MIMO-multiple-input and multiple-output). Khi chuẩn này hoàn thành, 802.11n sẽ hỗ trợ tốc độ lên đến 100Mbps. 802.11n cũng cho tầm phủ sóng tốt hơn các chuẩn Wi-Fi trước đó nhờ tăng cường độ tín hiệu. Các thiết bị 802.11n sẽ tương thích ngược với 802.11g.

Ưu điểm của 802.11n: tốc độ nhanh nhất, vùng phủ sóng tốt nhất; trở kháng lớn hơn để chống nhiễu từ các tác động của môi trường. Nhược điểm của 802.11n là chưa được phê chuẩn cuối cùng; giá cao hơn 802.11g; sử dụng nhiều luồng tín hiệu có thể gây nhiễu với các thiết bị 802.11b/g kế cận.

Anten Wi-Fi

Khi thiết bị Wi-Fi ngày càng "tràn ngập" thị trường, làm thế nào để chọn được thiết bị đáp ứng nhu cầu của bạn: tốc độ nhanh, tính năng phong phú và hữu ích, vùng phủ sóng rộng... Để lựa chọn một thiết bị mạng Wi-Fi (access point, router...) "vừa ý" ngoài yếu tố thương hiệu, các tính năng cần thiết và chuẩn Wi-Fi phù hợp, bạn cần phải quan tâm thêm đến các thông số kỹ thuật của anten. Một anten có các thông số phù hợp sẽ mang đến cho bạn một không gian làm việc "rộng rãi" hơn. Bạn nên tham khảo kỹ những thông số sau trong tài liệu đi kèm sản phẩm khi chọn anten.

Độ lợi (gain)

Độ lợi là một thuật ngữ mô tả sự tăng biên độ của tín hiệu vô tuyến, đơn vị đo là decibel (dB) hay dBi để chỉ độ lợi của anten đẳng hướng (isotropic) và dBd để chỉ độ lợi của anten dipole nửa bước sóng (half-wave dipole). Một dB bằng log10 của công suất đầu ra chia cho công suất đầu vào. Ví dụ, công suất đầu vào là 30mW và công suất đầu ra là 60mW thì độ lợi tính được là 3dB. Theo công thức này, cứ tăng 3dB thì công suất tính theo mW sẽ tăng gấp đôi. Chẳng hạn, AP có công suất 50mw và sử dụng anten 3dB (loại Rubber Duck) thì công suất phát thực sự của AP là 50*2 (3dB bằng gấp đôi công suất) = 100mw. Anten có độ lợi càng cao thì khoảng cách sóng di càng xa. Việc tập trung công suất phát của chúng chặt chẽ hơn làm cho nhiều năng lượng được truyền đến đích hơn, ở khoảng cách xa hơn.

Cách tính giữa dB và Watt: 0db = 1mW

Cứ tăng 3dB thì công suất tính theo mW sẽ được tăng gấp đôi:

3dB = 2mW

6dB = 4mW
...
30dB = 1000mW = 1W
Các loại anten vô hướng như rubber hay omni có độ lợi từ 2-12dBi do chúng phải phát 360 độ theo chiều ngang (anten đẳng hướng độ lợi càng cao thì kích thước càng lớn và phân cực dọc càng nhỏ). Các loại anten định hướng như flat, sector thông thường có độ lợi từ 8-20dBi, góc phát theo chiều ngang khoảng 10 - 120 độ (anten định hướng có độ lợi càng cao, kích thước càng lớn và búp sóng càng nhỏ). Lớn hơn nữa là các loại anten chảo (Grid anten) có độ lợi lớn, có khi lên đến 30dBi hoặc cao hơn.

Sự phân cực (polarization)

Sự phân cực của sóng là hình ảnh để lại bởi đầu mút của vectơ trường khi được quan sát dọc theo chiều truyền sóng. Sự phân cực của anten có thể được phân loại như tuyến tính, tròn hay ellip.Sóng vô tuyến thực chất được tạo bởi 2 trường: điện trường và từ trường. Hai trường này nằm trên 2 mặt phẳng vuông góc với nhau.

Tổng của 2 trường được gọi là trường điện từ. Mặt phẳng song song với thành phần anten được gọi là E-plane, mặt phẳng vuông góc với thành phần anten được gọi là H-plane. Chúng ta chỉ quan tâm chủ yếu đến điện trường vì vị trí và hướng của nó trong mối tương quan đến bề mặt trái đất sẽ quyết định sự phân cực của sóng. Sự phân cực là huớng vật lý của anten theo phương ngang (horizotal) hay dọc (vertical). Điện trường là song song với thành phần bức xạ của anten vì thế nếu anten nằm dọc thì cực của anten là dọc hay còn gọi là phân cực dọc (điện trường vuông góc với mặt đất). Phân cực dọc thường được sử dụng trong mạng Wi-Fi (WLAN) là vuông góc với mặt phẳng của trái đất. Phân cực ngang là song song với mặt đất.

Búp sóng (beamwidth)

Việc làm hẹp hay tập trung các búp sóng của anten sẽ làm tăng độ lợi của anten. Búp sóng là độ rộng của tia tín hiệu RF mà anten phát ra. Búp sóng dọc được đo theo độ và vuông góc với mặt đất, còn búp sóng ngang cũng được đo theo độ và song song với mặt đất. Ứng với mỗi kiểu anten khác nhau sẽ có búp sóng khác nhau.

Việc chọn lựa anten có búp sóng rộng hay hẹp thích hợp là việc làm quan trọng để đạt được hình dạng vùng phủ sóng mong muốn. Búp sóng càng hẹp thì độ lợi càng cao.

Trở kháng (Imped

Sự bức xạ hiệu dụng của một anten là “tỷ số của tổng công suất phát ra bởi anten so với công suất từ trạm phát (nối với anten) được chấp nhận bởi anten”. Anten bức xạ một số công suất ở dạng năng lượng điện từ. Tất cả các thiết bị RF, đường truyền (cáp), anten đều có trở kháng, chính là tỷ số giữa điện áp và dòng điện. Khi anten được kết nối với một đoạn cáp, nếu trở kháng đầu vào của anten trùng khớp với trở kháng của radio và đường truyền thì tổng công suất được truyền từ radio đến anten là tối đa. Tuy nhiên, nếu trở kháng không giống nhau thì một số năng lượng sẽ bị phản xạ ngược trở lại nguồn và số còn lại sẽ được truyền đi đến anten.

Tỷ số sóng đứng điện áp (VSWR)

VSWR (Voltage Standing Wave Ratio) xuất hiện khi trở kháng không tương thích giữa các thiết bị trong hệ thống RF. VSWR được gây ra bởi một bộ tín hiệu RF bị phản xạ tại điểm trở kháng không tương thích trên đường truyền tín hiệu. Nếu như không có phản xạ thì VSWR sẽ bằng một. Khi VSWR tăng lên thì sự phản xạ sẽ càng nhiều. Nếu VSWR cao và công suất cao thì có thể gây ra tình huống nguy hiểm như khi ta sử dụng điện áp cao trong đường truyền, trong trường hợp tồi tệ nhất, nó có thể bắn ra tia lửa điện. Tuy nhiên, tình huống này sẽ không xảy ra nếu bạn sử dụng công suất thấp khi triển khai mạng WLAN. Phương thức thay đổi VSWR bao gồm việc sử dụng thiết bị thích hợp, kết nối chắc chắn giữa cáp và đầu nối, sử dụng trở kháng tương thích giữa các thiết bị phần cứng và sử dụng các thiết bị chất lượng cao là các phương thức tốt chống lại VSWR. Tỷ số này thường là 1,5:1

Tỷ số sóng đứng điện áp (VSWR)

VSWR (Voltage Standing Wave Ratio) xuất hiện khi trở kháng không tương thích giữa các thiết bị trong hệ thống RF. VSWR được gây ra bởi một bộ tín hiệu RF bị phản xạ tại điểm trở kháng không tương thích trên đường truyền tín hiệu. Nếu như không có phản xạ thì VSWR sẽ bằng một. Khi VSWR tăng lên thì sự phản xạ sẽ càng nhiều. Nếu VSWR cao và công suất cao thì có thể gây ra tình huống nguy hiểm như khi ta sử dụng điện áp cao trong đường truyền, trong trường hợp tồi tệ nhất, nó có thể bắn ra tia lửa điện. Tuy nhiên, tình huống này sẽ không xảy ra nếu bạn sử dụng công suất thấp khi triển khai mạng WLAN. Phương thức thay đổi VSWR bao gồm việc sử dụng thiết bị thích hợp, kết nối chắc chắn giữa cáp và đầu nối, sử dụng trở kháng tương thích giữa các thiết bị phần cứng và sử dụng các thiết bị chất lượng cao là các phương thức tốt chống lại VSWR. Tỷ số này thường là 1,5:1

Ngoài các thông số trên, bạn nên quan tâm đến chuẩn Wi-Fi mà thiết bị sử dụng để chọn anten phù hợp. Như chúng ta đã biết, mạng không dây hiện nay hoạt động trên 2 tần số: 2,4 GHz (802.11b/g, 802.11n draft) và 5 GHz (802.11a, 802.11n draft) hoạt động môi trường trong nhà (indoor) hoặc ngoài trời (outdoor). Do đó, để lựa chọn một anten làm việc hiệu quả, bạn phải chọn tần số anten đúng với tần số của thiết bị thu/phát sóng Wi-Fi. Ngoài ra, bạn cần phải quan tâm thêm đến chuẩn đầu nối của anten. Hiện nay có các chuẩn đầu nối thông dụng: N-Female, N-Male, RP-SMA, RP-TNC...

Các loại anten và đồ thị bức xạ

Anten sử dụng trong các thiết bị Wi-Fi được thiết kế theo 2 dạng: Loại lắp cố định hoặc rời. Loại anten cố định thường thấy nhất là card mạng tích hợp trên các MTXT hay AP sử dụng anten cố định. Với những thiết bị có anten cố định này, bạn không có lựa chọn nào tốt hơn là dùng anten của hãng cung cấp. Đối với các thiết bị sử dụng anten rời thì việc thay thế bằng một anten khác để đạt được vùng phủ sóng như mong muốn khá dễ dàng. Việc thay anten phù hợp giúp tăng vùng phủ sóng và tốc độ, giảm số lượng AP và chi phí lắp đặt...

Anten có 2 loại chính được sử dụng trong WLAN: đẳng hướng hay vô hướng (Omni-directional) và định hướng hay có hướng (Directional).

Anten đẳng hướngtruyền tín hiệu RF theo tất cả các hướng theo trục ngang (song song mặt đất) nhưng bị giới hạn ở trục dọc (vuông góc với mặt đất). Anten này thường được dùng trong các thiết bị tích hợp Wi-Fi thông dụng hiện nay: ADSL, Broadband router, access point. Anten đẳng hướng có độ lợi trong khoảng 6dB, thường được dùng trong các tòa nhà cao tầng. Anten đẳng hướng cung cấp vùng phủ sóng rộng nhất, tạo nên vùng phủ sóng hình tròn chồng chập của nhiều AP bao trùm cả một tòa nhà. Hầu hết các AP đều sử dụng anten đẳng hướng có độ lợi thấp. Việc sử dụng anten có độ lợi cao hơn sẽ tăng vùng phủ sóng, do đó có thể giảm số lượng AP để tiết kiệm chi phí.

Loại anten này thường sử dụng trong mô hình điểm-điểm hay điểm-đa điểm hay có thể dùng để lắp trên xe. Anten định hướng sẽ là anten chính phát tín hiệu đến máy tính hay các thiết bị Wi-Fi khác, chẳng hạn máy in không dây, PDA... Khi sử dụng ngoài trời, nên đặt antenna omni-directional giữa đỉnh của tòa nhà. Ví dụ, trong khuôn viên của một trường đại học thì anten có thể được đặt ở trung tâm của trường để có vùng bao phủ lớn nhất. Khi sử dụng trong nhà, antenna nên được đặt ở giữa nhà (ở trần nhà) hay giữa vùng bao phủ mong muốn để có vùng bao phủ tối ưu. Loại anten này có vùng bao phủ theo dạng hình tròn nên khá thích hợp cho môi trường như nhà kho, trung tâm triển lãm...

Các loại anten đẳng hướng: Rubber Duck, Omni-directional, Celing Dome, Small Desktop, Mobile Vertical, Ceiling Dome...

Anten Rubber Ducky(hay Rubber Duck hay Rubber Duckie) được sinh viên Richard B. Johnson chế tạo vào năm 1958. Hiện nay, anten này thường được sử dụng phổ biến trên các điểm truy cập (access point) hay các bộ định tuyến (router) do có cấu tạo đơn giản, hỗ trợ phân cực đẳng hướng (phân cực ngang góc 360 độ).

Anten Omni-directional

Antenna omni-directional có độ lợi cao thì vùng phủ sóng theo chiều ngang lớn và vùng phủ sóng theo chiều dọc nhỏ. Đặc điểm này có thể được xem như là một yếu tố quan trọng khi lắp đặt một anten có độ lợi cao ở trong nhà (trên trần nhà). Nếu như trần nhà quá cao thì vùng bao phủ có thể không thể phủ đến nền nhà, nơi mà người dùng thường hay làm việc.

Anten định hướng

Anten định hướng (directional) có hướng phát sóng rất hẹp, thiết bị thu sóng cần nằm chính xác trong phạm vi phát sóng hẹp này của anten định hướng mới có thể thu được sóng phát từ anten. Đồ thị bức xạ tương tự như ánh sáng của đèn pin, tức khi chúng ta chiếu sáng ở gần thì chùm sáng sẽ rộng còn khi chiếu sáng vật ở xa thì chùm sóng rất nhỏ, như là một tia sáng. Độ lợi anten càng cao thì búp sóng càng hẹp, giới hạn khu vực phủ sóng của anten. Anten định hướng có độ lợi lớn hơn anten đẳng hướng, từ 12dBi hoặc cao hơn. Việc thay đổi độ lợi chính là tạo ra các anten khác nhau, mục đích là tạo ra các búp sóng với góc phát khác nhau, góc phát theo chiều dọc (vertical beamwidth) hay chiều ngang (horizontal beamwidth) càng nhỏ thì búp sóng càng hội tụ và cự ly phát sẽ xa. ... Các loại anten định hướng này thường có góc phát theo chiều ngang khoảng 10 - 120 độ nên có độ lợi lớn hơn như 18dBi, 21dBi...

Anten định hướng có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, điển hình có các loại anten: Yagi, Patch, Backfire, Dish... Các loại anten định hướng này rất lý tưởng cho khoảng cách xa, kết nối không dây điểm-điểm.

Anten Yagi

Anten Yagi là loại anten định hướng rất phổ biến bởi vì chúng dễ chế tạo. Các anten định hướng như Yagi thường sử dụng trong những khu vực khó phủ sóng hay ở những nơi cần vùng bao phủ lớn hơn vùng bao phủ của anten omni-directional.

Anten Yagi hay còn gọi là anten Yagi-Uda (do 2 người Nhật là Hidetsugu Yagi và Shintaro Uda chế tạo vào năm 1926) được biết đến như là một anten định hướng cao được sử dụng trong truyền thông không dây. Loại anten này thường được sử dụng cho mô hình điểm- điểm và đôi khi cũng dùng trong mô hình điểm-đa điểm. Anten Yagi-Uda được xây dựng bằng cách hình thành một chuỗi tuyến tính các anten dipole song song nhau (xem hình).

Anten Patch được hình thành bằng cách đặt 2 vật dẫn song song nhau và một miếng đệm ở giữa chúng. Vật dẫn phía trên là một miếng nối và có thể được in trên bảng mạch điện. Anten Patch thường rất hữu ích bởi vì chúng có hình dáng mỏng

Solid State Drive – Giải pháp lưu trữ di động

Máy tính xách tay hiện đang theo xu hướng nhỏ gọn. Để giảm được trọng lượng, tăng thời gian dùng pin mà không bị giảm đáng kể hiệu năng thì bên cạnh việc sử dụng các dòng CPU điện thế thấp, thay thế ổ cứng cơ thông thường bằng ổ cứng dạng Flash (SSD - Solid State Drive) là một cải tiến đáng kể. SSD, tạm dịch là ổ đĩa dạng rắn, là thiết bị lưu trữ có chức năng tương tự như ổ cứng dạng cơ thông thường (HDD) và có thể dễ dàng thay thế trong bất kỳ thiết bị nào. Hạn chế tối đa các bộ phận rời, SSD luôn bền hơn về mọi mặt so với các ổ cứng cơ hiện tại nhờ giảm tối đa hư hỏng do cơ gây ra. Bên cạnh đó, SSD hoạt động cực kỳ êm, giảm thời gian tìm kiếm cũng như độ trễ (do không dùng đầu đọc) và tiêu thụ ít năng lượng hơn HDD.

Có 2 loại SSD là RAM SSD và Flash SSD. RAM SSD sử dụng bộ nhớ "volatile" tương tự như DRAM (Dynamic Random Access Memory), có tốc độ truy cập dữ liệu cực nhanh, dưới 0,01 mili giây (nhanh hơn HDD thông thường vài trăm lần), giúp tăng tốc ứng dụng đáng kể. Tuy nhiên, do sử dụng cấu trúc bộ nhớ "volatile" nên dữ liệu sẽ mất khi không được cấp điện vì vậy RAM SSD chỉ được sản xuất theo yêu cầu và được sử dụng trong những hệ thống chuyên biệt với giá rất cao. Bài này chủ yếu đề cập đến Flash SSD đang phổ biến trên thị trường hiện nay.

Flash là công nghệ bộ nhớ bán dẫn (transitor) trên nền silicon do Toshiba khởi xướng vào năm 1984. Bộ nhớ Flash được cấu thành và lưu trữ thông tin trong một dải các ô nhớ (memory cell). Tùy thuộc vào điện thế của transistor mà bộ nhớ Flash chia làm 2 dạng: Flash sử dụng tế bào đơn cấp (Single-level cell - SLC) và đa cấp (Multi-level cell - MLC). Tế bào đơn cấp chỉ có một cấp độ điện thế (5V) và chỉ lưu trữ được tối đa 1 bit dữ liệu, trong khi tế bào đa cấp có nhiều mức điện thế hơn và có thể lưu trữ ít nhất 2 bit dữ liệu, vì thế SLC-Flash nhanh và tiết kiệm điện hơn người anh em MLC-Flash của mình, tùy theo ứng dụng mà chúng được sử dụng cho các thiết bị lưu trữ khác nhau.

Công nghệ bộ nhớ Flash có 2 loại: NOR và NAND. Theo cấu trúc, NOR có các ô nhớ liên kết song song với nhau thành một hàng dữ liệu và được các trình điều khiển lưu trữ sử dụng bus ngoài dẫn địa chỉ trực tiếp tới từng ô nhớ để đọc dữ liệu, cách này tương tự như truy cập ngẫu nhiên của bộ nhớ máy tính và cho tốc độ đọc cao. Cấu trúc này cũng cho phép NOR có khả năng thực thi trực tiếp các đoạn mã ngay trong chính bộ nhớ mà không cần phải chép vào RAM, do đó NOR thường được sử dụng trong các ứng dụng firmware và BIOS.

Khác với NOR, bộ nhớ dạng NAND Flash không có đường dẫn trực tiếp cho phép truy cập ngẫu nhiên mà phải truy cập theo trang và xóa/ghi theo block (tương tự như sector của HDD), điều này làm giảm số kết nối của NAND giúp làm tăng tốc độ ghi/xóa so với NOR nhưng tốc độ đọc thì chậm hơn . Mỗi block trong NAND Flash chứa một số lượng trang nhất định với kích thước mỗi trang thông thường là 512, 2.048 và 4.096 byte, trong đó dành ra từ 12 đến 16 byte để lưu trữ các thông tin về phát hiện và sửa lỗi.

NAND còn có trình điều khiển tích hợp bên trong giúp quản lý các block bị lỗi. Khi phát hiện 1 block bị lỗi, trình quản lý sẽ tiến hành đánh dấu và chuyển phần dữ liệu sang một block mới, đồng thời tiến hành sửa lỗi. Mỗi bộ nhớ NAND đều có chừa sẵn từ vài MB đến vài trăm MB tùy theo dung lượng chính dùng để dự trữ và thay thế các block lỗi và cho phép nhà sản xuất bán ra thị trường các bộ nhớ NAND cho dù chúng có block lỗi.

Điều này giúp nhà sản xuất tăng lợi nhuận và giảm giá cho bộ nhớ NAND Flash. Mặc định, block đầu tiên luôn bảo đảm tránh được mọi hư hại có thể xảy ra, block này dùng để chứa thông tin phân vùng và trình quản lý block lỗi (và cả master boot record nếu dùng để khởi động). Bộ nhớ NAND Flash được ứng dụng rộng rãi cho các thiết bị lưu trữ thông dụng hiện nay như: USB Flash drive, các loại thẻ nhớ SD, CF...

Về Đầu Trang Go down
 

Tổng hợp các khái niệm cơ bản trong công nghệ Laptop

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Tăng tuổi thọ cho pin laptop
» (CNTT) Công cụ chuyển đổi tập tin 10 trong 1
» HP tung MTXT đẳng cấp công nghệ, thỏa mãn nhu cầu
»  Công nghệ WIDI 2.0 ( Intel Wireless Display) mới của Intel
»  Những điều cần biết về Ram Laptop
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
welcome to forum Cuộc Sống Muôn Màu  :: ๑๑۩۞۩๑๑ Góc Học Tập - Công Nghệ thông Tin ๑๑۩۞۩๑๑-
dfdsfFree forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất